Honey and Almond Cake

Nếu như sự hấp dẫn của chiếc bánh này nằm ở những lát hạnh nhân được trang trí trên bề mặt thì linh hồn của chiếc bánh lại chính là mật ong. Không có syrup mật ong, có thể nói bánh này hoàn toàn là một cái xác không hồn. Bánh không béo, không mịn, lại có vẻ khô khan. Nhưng khi mật ong thấm thấu hòa quyện vào trong từng xớ bánh làm cho vị bánh trở nên đặc biệt. Đặc biệt không hẳn là ngon theo kiểu thông thường mà chúng ta hay ăn. Đặc biệt ở đây là nó không ngon nhưng ta vẫn muốn ăn bởi cái vị đặc biệt của nó.

+ Vật liệu

- Bánh: Bơ margarine 75g,  đường 75g, 2 trứng, 175g bột mì, 5g baking soda, 60ml sữa, 30 g mật ong, 50g hạt hạnh nhân xắt lát

- Syrup: 225g mật ong, 30 ml nước cốt chanh

+ Cách làm

- Trộn đều magarine, đường, trứng gà, bột mì, baking soda, sữa và mật ong lại với nhau-> sau đó đổ hỗn hợp này vào khuôn đã được thoa bơ, lót giấy nướng bánh-> rải hạnh nhân xắt lát lên bề mặt bánh -> nướng bánh ở nhiệt độ 1800 C trong khoảng 50 phút

- Trong lúc đó thì chúng ta bắt đầu làm syrup. Trộn đều mật ong và nước chanh -> nấu hỗn hợp này với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 5 phút

- Ngay khi bánh vừa nướng chín, đổ syrup này lên mặt bánh và để cho hỗn hợp này từ từ thấm vào bánh

- Để bánh nguội ít nhất là 2 giờ trước khi cắt bánh

Sức mạnh TVC

Tại sao các công ty phải tiêu tốn khá nhiều tiền để làm TVC quảng cáo? ?? Chắc chắn là có lý do của nó

 

Các vĩ nhân chết vì ăn

Ăn uống là con dao hai lưỡi. Bạn có thể thỏa mãn sung sướng vì nó nhưng bạn cũng có thể đau đớn và thậm chí mất mạng cũng vì nó. Hãy xem các vĩ nhân của chúng ta phải thiệt mạng vì ăn uống như thế nào.

1.Alexander Đại đế

Bạn nghe rất nhiều về những người cổ đại và các cuộc chè chén trác táng của họ. Nhiều người bán tín bán nghi về những điều đó nhưng các lời đồn thổi về Alexander Đại đế dường như là sự thật. Sau một đêm yến tiệc triền miên, khi đang trên đường về phòng ngủ, Alexander Đại đế tình cờ gặp lại một người bạn và được mời tới dự một yến tiệc khác.

Chết vì yến tiệc.

Nói chung, Alexander Đại đế đã ăn và uống suốt 2 ngày, ngủ rất ít và chỉ dừng yến tiệc vì ngã bệnh. Điều đó chính xác, nếu có thể, ông đã tiếp tục ăn uống vô độ. Chắc chắn Alexander Đại đế không bị đầu độc. Việc đầu độc vào thời điểm đó là một hành vi giết người chậm mang lại kết quả. Bạn cần phải tiếp cận thức ăn của một người vài tháng mới có hy vọng đầu độc được họ. Alexander Đại đế ngã bệnh đột ngột và chết chỉ sau 10 ngày.

2. Zachary Taylor

Một trong những tổng thống ít được biết đến nhất của Mỹ, Zachary Taylor, có thể được người ta nhớ đến nhiều nhất nhờ có cùng tên với Siêu nhân áo đen trong bộ phim “5 anh em siêu nhân” nguyên bản.

Ăn nhiều sữa chua nên chết.

Dù thế nào đi nữa, đó là một trong những điều vô cùng thú vị về người đàn ông này. Dẫu vậy, 16 tháng sau khi đắc cử, vị tổng thống thứ 12 của Mỹ hưởng thụ một lễ kỉ niệm ngày 4/7 tưng bừng ở thủ đô, nơi ông ăn rất nhiều sữa đông lạnh và quả dâu tây.

Đó là một ngày hè vô cùng nóng bức và một lượng lớn bơ sữa tươi và trái cây mà Tổng thống Taylor đã ăn rõ ràng không thích hợp với ông. Ông phát bệnh ngay tối hôm đó và qua đời 5 ngày sau. Nguyên nhân cái chết của Tổng thống Taylor được chính thức thông báo là viêm dạ dày ruột.

3. Wolfgang Amadeus Mozart

Do bộ phim Amadeus, phần lớn mọi người đã quá quen với câu chuyện rằng: Salieri – một nhà soạn nhạc đối thủ của Mozart đã sát hại ông vì đố kỵ tài năng. Mặc dù có bằng chứng cho thấy hai người chẳng ưa gì nhau nhưng không có gì chỉ ra việc Salieri liên quan đến vụ mưu sát Mozart.

Tham ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Thay vào đó, nhà soạn nhạc thiên tài Mozart được cho là có thể mất mạng vì ăn quá nhiều thịt lợn nấu chưa chín! Bác sĩ Jan. V. Hirschmann, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Seattle (Mỹ), đã so sánh một bức thư Mozart viết không lâu trước khi chết về việc ăn rất nhiều thịt và các biểu hiện bệnh của ông với những triệu chứng mắc bệnh giun xoắn, một căn bệnh chết người do ký sinh trùng trong thịt lợn nấu chưa chín gây ra.

Đây là giả thuyết mới nhất trong hơn 150 giả thuyết về nguyên nhân cái chết của Mozart năm 1971, khi mới 35 tuổi. Theo sử sách lúc bấy giờ, Mozart được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang St.Mark ở ngoại thành Vienna. 7 năm sau, theo chủ trương bốc mộ của chính quyền để dành chỗ chôn người mới, tất cả đều được cải táng.

Vì là mộ tập thể, người ta không thể xác định hài cốt nào là của Mozart. Từ đó, hài cốt Mozart được phân tán đi đâu không ai rõ và cho đến giờ chưa ai tìm thấy được một mảnh hài cốt nào được chứng thực chính xác là của Mozart.

4. Adolf Fredrick

Adolf Fredrick là Vua Thụy Điển trong giai đoạn 1751-1771. Hai mươi năm sau khi lên ngôi, ông đã có một bữa ăn quá độ, trong đó, ông thưởng thức rất nhiều món làm từ tôm hùm, trứng cá muối, dưa cải bắp kiểu Đức, cá trích muối hun khói và uống rượu sâm banh.

Lại cái chết vì ăn.

Một số người tỏ ra hoài nghi rằng liệu bữa ăn đó có quá nhiều so với những gì một người Mỹ bình thường ăn trong lễ Tạ ơn. Trong thực tế, đó mới là bữa ăn chính vì Vua Fredrick còn để dành bụng cho bữa tráng miệng gồm 14 món ưa thích của ông. Vua Fredrick qua đời ngay đêm muộn hôm đó và hiện vẫn là “vị vua bội thực đến chết” trong mắt của các thế hệ học sinh Thụy Điển.

5. Henry I

Vua Henry I trị vì ở Anh từ năm 1100 đến năm 1135. Mặc dù sử sách có ghi lại lời đồn thổi rằng ông đã sát hại người anh trai trong một tai nạn đi săn để giành ngôi báu nhưng không có bất cứ thông tin nào đề cập tới việc ông là một kẻ “tham ăn tục uống”.

Một kẻ tham ăn tục uống, chết vì cá mút đá.

Tuy nhiên, một buổi tối, không rõ vì lí do gì, ông đã ăn uống vô độ và chén quá nhiều món cá mút đá, một loại cá kỳ lạ sống bám cá mập. Cuối cùng, ông đã chết trong đau đớn.

6. William Makepeace Thackeray

William Makepeace Thackeray – tác giả cuốn tiểu thuyết “Hội chợ phồn hoa” kinh điển – nổi danh là một kẻ phàm ăn. Ông thường xuyên chè chén quá độ. Thói quen này đã gây hại cho hệ thống dạ dày – ruột của ông.

Nhà văn cũng tham ăn, chết vì nghiện ớt.

Việc Thackeray không thể từ bỏ việc nghiện ớt cay càng khiến hệ tiêu hóa của ông bị hủy hoại. Sau khi ăn một bữa no nê cuối cùng, Thackeray được phát hiện đã chết trên giường ngủ vào sáng hôm sau. Nhà văn đã đột ngột ra đi ở độ tuổi 52 vào năm 1863. Mặc dù nguyên nhân chính thức cho cái chết của Thackeray là đột quỵ nhưng đó nhiều khả năng là hậu quả từ việc ăn uống vô độ lên cơ thể ông.

(Lượm lặt)

I’m lonely tonight

Cocktail này hấp dẫn bởi cái tên nghe thật ướt át “Đêm nay em thấy cô đơn”. Thoạt đầu mình nghĩ có thể người sáng tạo ra món này chỉ đặt một cái tên để thu hút mọi người. Nhưng khi uống cocktail này rồi thì mình thật sự cảm thấy có chút vị của sự cô đơn. Đó chắc hẳn là vị đắng của rượu đắng Angostura Bitters và vị chua của chanh. Cô đơn luôn tồn tại cảm giác đắng cay và chua chát nhưng vẫn xen kẽ vào đó là sự ngọt ngào, hi vọng của cảm xúc tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. Chợt nhớ bài hát do nữ ca sĩ Lưu Bích trình bày cũng có tên bài hát tương tự như thế. Cô đơn mà sao vẫn đẹp? vẫn ngon? Lạ kỳ!

 

“Một chiều anh đã đến trong giấc mộng
Nụ cười êm ái xa xôi hồn em.
Rồi vì sao con tim em tơ vương
Đã có những lúc nhớ nhung bâng khuâng.
Đêm nay em thấy cô đơn.
Và đời em đã có anh cần anh.
Nhìn tận cùng đôi mắt ấy.
Sẽ thấy những yêu thương.”

…….

 

 

+ Vật liệu

- 30 ml Vodka

- 20ml Rhum trắng

- 3 giọt Angostura Bitters

- 10 ml chanh

- 15 ml siro đường

- 1 xúc đá viên

 

+ Cách pha chế

- Cho tất cả vật liệu vào bình lắc , lắc 15s. Rót tất cả vào ly rock.

Bánh bao chiên

Mẹ tôi làm món gì cũng ngon. Chỉ duy nhất là làm món bánh bao là thất bại toàn cục. Theo trí nhớ hạn hẹp của tôi thì do bời cái mùi khai trong bánh. Khai gì dã man. Không biết bao nhiêu lâu rồi mà tôi còn bị ám cái mùi khai ấy. Đã vậy bánh không được nở, cứ be bé như thế nào ấy. Nhưng nhờ mẹ làm bánh bao ở nhà nên bây giờ tôi mới biết ăn nhân bánh vì mẹ làm toàn thịt nạc, không có mỡ . Nếu không thì bây giờ tôi chỉ toàn là ăn bột bánh thôi. Lúc đó chưa thịnh hành cái món bánh bao chiên này. Tuy hơi dầu mỡ nhưng tôi thấy loại bánh chiên này có vị hay hơn bánh bao hấp. Một chút dầu mè, một chút dầu hào, một chút ngũ vị hương… làm cho bánh trở nên thú vị hơn. Ước gì được ăn món bánh bao chiên do chính tay mẹ làm. Cho dù nó có  khai thì vẫn cứ ngon.

 

+ Nguyên liệu

- Vỏ bánh: 500g bột mì đa dụng, 120g đường vàng, 1/3 mcf ngũ vị hương, 1 mcf bột khai, 2 mcf nước chanh, 1mcf bột nổi, 200-250 g nước

- Nhân bánh: 150g thịt nạc, 150g củ sắn, 30g nấm mèo, 1 củ hành tây nhỏ, 20 trứng cút, gia vị

 

+ Thực hiện

Vỏ bánh

- Bột mì  + bột nổi + ngũ vị hương + 1/3 mcf muối trộn đều rây mịn

- Đường  + nước hòa tan

- Bột khai + nước chanh hòa tan

-> Tạo lòng trũng, đổ hỗn hợp nước đường + bột khai vào nhồi đều. Phủ khăn ẩm để bột nơi kín gió cho bột nghỉ từ 12-24 giờ

 

Nhân

- Thịt nạc băm nhuyễn, ướp gia vị 1 mcf bột nêm, 1mcf đường, ½ mcf tiêu xay, ½ mcf tiêu hột giã, 2 mcf nước tương, 1 mcf dầu mè, 1mcf dầu hào, 2 mcf dầu ăn, 1 mcf hành tỏi băm, 2 mcf nước lọc, ¼ mcf ngũ vị hương

- Củ sắn cắt hạt lưu nhỏ, vắt ráo

- Nấm mèo ngâm nở , băm nhuyễn

-> Phi thơm một ít hành tỏi băm cho thịt vào xào xăn-> cho củ sắn, nắm mèo, hành tây vào xào chín-> tắt lửa-> cho 1 mcf bột năng vào trộn đều

 

Tạo hình viên bánh

- Chia bột ra 20 phần, vo tròn cán dẹp, trong dày, ngoài mỏng. Cho nhân và trứng cút vào rồi túm lại

- Chảo ngập dầu, nóng già, lửa trung bình, thả bánh vào chiên vàng

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck