Campuchia – thiên đàng hay địa ngục?

Campuchia ư? Miễn bàn. Trong đầu tôi chưa bao giờ xuất hiện cái ‎‎ý nghĩ là phải đi du lịch Campuchia- một đất nước gì chỉ toàn là chùa chiền, đạo giáo, nghèo nàn, nắng cháy da. Nếu không có sự  sẵn tiện gia đình có người thân đi, sẵn tiện chi phí cũng tạm chấp nhận, sẵn tiện đi bụi mà vẫn được sự hỗ trợ tourguide địa phương từ một nhà hảo tâm, sẵn tiện nhân dịp lễ dài ngày, thì chắc tôi đã bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hồn của Angkor hùng vĩ.

 

Hành trình tìm đến cái đẹp cũng thật là gian nan vất vả. Đi đúng vào dịp lễ nên khi đến cửa khẩu tôi bị mắc kẹt ở đó khá lâu vì lượng khách du lịch quá đông, chủ yếu là người Việt Nam. Trời nắng nóng kết hợp với hơi người, rồi sự mệt mỏi khi chờ đợi làm tôi hơi thất vọng về chuyến đi. Thoát ra được cửa khẩu để bước chân vào mảnh đất Campuchia, hình ảnh đầu tiên hiện ra trong mắt tôi là hàng loạt các sòng bài nhưng đa phần ở tầm vừa phải chứ không quy mô hoành tráng như ở Ma Cau. Tiếp đến là cuộc sống thường nhật của người dân với những căn nhà sàn đặc trưng. Điểm đặc biệt là tất cả các nhà sàn đều có thang đi lên đặt ở bên ngoài, không đặt trong nhà giống như ở Việt Nam. Thang thường được đặt ở giữa hoặc bên phải mặt tiền. Có một số nhà thì cầu thang đặt bên hông hoặc phía sau. Người Campuchia không thích tay trái. Họ cho rằng tay trái là cái tay dơ bẩn nhất. Có thể vì vậy mà khi làm cầu thang người ta cũng làm bên phải của ngôi nhà. Theo tôi được biết thì Campuchia là một đất nước nằm ở hạ nguồn sông Mê-kông, nên vào mùa nước lũ, nước từ Tây Tạng đổ về nhấn chìm phần lớn diện tích đất nước này… Tại Biển Hồ, người ta đo được, so với mực nước cuối mùa khô, đỉnh lũ có thể dâng lên cao đến 15 mét, cho nên tập quán cư trú trên nhà sàn là để tránh lũ. Ngoài ra, từ xa xưa cho đến bây giờ, đất nước Campuchia rất nhiều thú dữ và rắn độc. Người Khmer thờ rắn nhưng lại rất sợ rắn. Vào mùa nước nổi, rắn không có chỗ trú ngụ, phải bò lên chỗ của người ở. Thế nên người Campuchia cất nhà cọc vuông để tránh rắn bò lên cũng như tránh cá sấu và các loài thú dữ khác. Lí do sau cùng là ngôi nhà sàn vẫn còn hữu ích trong điều kiện làm ăn và thời tiết ở Campuchia. Người nông dân ở đây nuôi trâu bò rất nhiều. Họ không cần làm chuồng trại, khi chiều xuống là họ lùa trâu, bò về, cột cho nó nằm trong khoảng không gian rộng rãi dưới sàn nhà. Khoảng không đó cũng là nơi người nông dân nấu ăn, giăng võng nghỉ trưa. Chiều, họ mới lên nhà trên sàn để ngủ. Thời tiết ở Campuchia mùa khô rất nóng, có chỗ lên đến 47 độ C. Thế nên đa phần người nông dân kê giường dưới sàn nhà ngủ, vừa tránh được cái nóng ban trưa , vừa có thể lấy được một ít gió mát khi đêm đến.

 

Trong lúc ngồi trên xe quan sát quang cảnh, tôi phát hiện nhiều điều khá thú vị. Cứ cách khoảng 2 km là tôi lại thấy một ngôi chùa. Nhà ngươi dân thì nghèo nàn, rách nát vậy chứ nhưng chùa chiền thì rất đẹp, rất vương giả. Bao nhiêu đó thôi cũng thể hiện được sự sùng bái thần linh, tín ngưỡng trong lòng người dân. Ngoài ra nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một điều hơi buồn cười ở chỗ: làn da của người Campuchia thì đen hơn người Việt Nam do khi hậu nóng khô trong khi trâu bò Campuchia thì ngược lại. Da của chúng lại sáng hơn trâu bò ở Việt Nam. Đây là một khám phá rất trâu bò của tôi, không phải ai cũng dễ dàng phát hiện ra đâu nhá.

 

Đúng 11h30 tối xe mới đến SiemRiep, mệt mỏi rả rời, cố lê cái mông ra khỏi cái xe. “Lạy trời con đã tới được đây, đừng ai rủ con đi Campuchia lần nữa !” – đó là suy nghĩ của tôi khi vừa bước xuống xe trong cái ngày đầu tiên đến Campuchia đen tối đó.

 

(còn tiếp…)

(nhà sàn)

Gỏi chuối cây

Ngoại trừ sen ra, thì cây chuối là một loại cây mà con người có thể sử dụng hầu như gần hết các bộ phận trên cơ thể của nó. Lá chuối dùng để gói bánh. Bắp chuối thì có thể dùng nấu canh chua . Còn trái chuối thì khỏi nói rồi, một loại trái cây vừa rẻ, vừa bổ dưỡng lại vừa an toàn cho sức khỏe, khỏi sợ thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại như bơm, mận, ổi, dưa hấu…Chưa kể ở một số chủng loại chuối như là chuối hột chẳng hạn, ngươi ta còn lấy hột chuối nghiền nát uống trị bệnh sỏi thận. Chuối không những ăn lúc chín mà còn có thể thái mỏng ăn sống chung với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau sống hay thịt cá. Một bộ phận quan trọng nữa nếu không nhắc đến thì đó là một điều thiếu sót trầm trọng. Đó là thân chuối cây non. Món này làm gỏi gà là bá phát. Khó có thể kiếm được món gỏi này trong nhà hàng, khách sạn. Đây là món ăn khá dân dã mà không phải nhà nào cũng có cơ hội để thưởng thức. Đa phần mọi người hay ăn gỏi ngó sen, gỏi bồn bồn, gỏi xoài, gỏi bưởi mà thôi. Nhà tui được có cái may cũng còn gắn bó mật thiết với miền quê Nam Bộ nên lâu lâu người quen hay vác lên thành phố cho mấy thân cây chuối non vừa đốn. Lập tức, món cháo gà ăn kèm với gỏi được lên thực đơn liền.

 

+ Vật liệu

- ½ lon gạo, một ít nếp, 1 con gà ta, 2 củ hành trắng, rau răm, thân chuối cây,  3 trái chanh, ớt, ngò, hành lá, tiêu, muối, đường, bột ngọt.

+ Thực hiện

- Nấu cháo: Gạo và nếp rang sơ, cho nước lạnh nấu sôi,  cho gà vào hầm lửa riu riu. Nêm gia vị vừa ăn, gà chín vớt ra xé thành từng miếng nhỏ. Nấu cháo cho nhừ là được. Khi ăn bỏ thêm hành tím phi, hành lá, ngò, tiêu lên mặt

- Gỏi gà: chuối cây xắt lát mỏng ngâm trong nước có bỏ chút muối và chanh để hạn chế chuối bị đen-> xã nước lại, vắt ráo-> trộn chung với gà đã xé, rau răm xắt nhuyễn, hành tây xắt lát khoanh tròn, đường, chanh, một ít muối. Nêm nếm vừa ăn chua chua, ngọt ngọt là được. Món gỏi gà này phải ăn chung với muối ớt chanh mới ngon.

(WWW.GIFTDEP.COM- Shop quà tặng, đồ gia dụng online cực xinh)

 

Ôi! oz, tbsp…

 

 

Đọc công thức làm bánh  nước ngoài cũng có cái khổ. Cái khổ thứ nhất là hiểu cho bằng được quy trình làm bánh và nguyên liệu chính xác được đề cập. Cũng là bột mì nhưng đủ thứ loại bột mì. Cũng là đường mà vô số loại đường…Nhiều thứ Việt Nam đâu có đâu mà biết đó là cái gì. Mà nếu có thì cũng không biết gọi nó bằng cái tên gì cho chính xác để mà kiếm mua. Thế là chủ nghĩa “làm đại” có cơ hội phát huy. Cái khổ thứ hai là ngồi quy đổi ra đơn vị đo lường cho thuần chuẩn ngôn ngữ học và thói quen học Việt Nam. Đó là gam và ml. Trong khi mấy bạn Tây cứ khoái xài oz, tsp, pint…Thật là nhức cái đầu! Ước gì thế giới chỉ có một ngôn ngữ! Một và chỉ một mà thôi. Chúng sinh sẽ bớt lầm than biết bao nhiêu !

 

Đơn vị đo lường dung tích

¼ tsp                            1.25 ml

½ tsp                            2.5 ml

1 tsp                             5 ml

2 tsp                             10 ml

1 tbsp/3 tsp                  15 ml

2 tbsp                           30 ml

3 tbsp                           45 ml

4 tbsp                           60 ml

5 tbsp                           75 ml

6 tbsp                           90 ml

½ fl oz                          15 ml

1 fl oz                           30 ml

2 fl oz                           50 ml

2 ½ fl oz                       75 ml

3 ½ fl oz                       100 ml

4 fl oz                           125 ml

5 fl oz                           150 ml

6 fl oz                           175 ml

7 fl oz                           200 ml

8 fl oz                           225 ml

9 fl oz                           250 ml

10 fl oz                        300 ml

12 fl oz                        350 ml

14 fl oz                        400 ml

15 fl oz                        425 ml

16 fl oz                        450 ml

18 fl oz                        500 ml

1 pint                           600 ml

 

Đơn vị đo lường trọng lượng

 

1/8 oz                           5 g

¼ tsp                            10 g

½ oz                             15 g

1 oz                              25/30 g

1 ¼ oz                          35 g

1 ½ oz                          40 g

1 ¾ oz                          50 g

2 oz                              55 g

2 ¼ oz                          60 g

2 ½ oz                          70 g

3 oz                              85 g

3 ¼ oz                          90 g

3 ½ oz                          100 g

4 oz                              115 g

4 ½ oz                          125 g

5 oz                              140 g

5 ½ oz                          150 g

6 oz                              175 g

7 oz                              200 g

8 oz                              225 g

9 oz                              250 g

9 ¾ oz                          275 g

10 oz                            280 g

10 ½ oz                        300 g

11 ½ oz                        325 g

12 oz                            350 g

13 oz                            375 g

14 oz                            400 g

15 oz                            425 g

1 lb                              450 g

1 lb 2 oz                       500 g

 

Nhiệt độ

 

0 F                                0 C

225                              110

250                              120

275                              140

300                              150

325                              160

350                              180

375                              190

400                              200

425                              220

450                              230

475                              240

Pancake nhân dừa

Pancake là một loại bánh tròn mỏng được tạo thành chủ yếu từ bột mì, sữa, trứng. Tuy nhiên, cách thức ăn cũng như hình thức bánh lại rất đa dạng phong phú . Mỗi nước đều có phong cách pancake riêng. Chẳng hạn như ở Úc và Newzealand,  pancake được dùng chung với mứt và whipping cream trong buổi trà chiều hoặc sáng. Trong khi ở Mỹ , pancake được xem như là một món ăn sáng hoặc là một món tráng miệng  dùng chung với đường, bơ, kem lạnh, trái cây hoặc mascarpone…. Đặc biệt ở một số nước có hẳn một ngày Pancake Day như Canada, Anh, Ireland, Scotland…. mà người ta thường gọi là  là Shrove Tuesday (Thứ ba rửa tội)- là thứ ba trước ngày thứ tư lễ Tro để bắt đầu cho Mùa chay (Lent) kéo dài đến này lễ phục sinh (Easter). Chắc hẳn những bạn nào có đạo sẽ rành hơn mình về ngày này. Riêng ở Việt Nam, pancake hoàn toàn  mang một thần thái mới. Sự khác biệt ở chỗ là chúng ta không để nguyên một cái bánh tròn để ăn mà ta cuốn lại như cuốn chả giò ấy. Ngoài ra, bánh này sẽ dùng chung với nhân dừa – một đặc sản rất Việt Nam. Đây là Vietnamese pancake  không lầm lẫn vào đâu được nhá.

(Vietnamese pancake)

+ Vật liệu

- Vỏ bánh: 250g bột mì , 60g đường, 1 mcf bột nổi, 2 trứng gà, 400g sữa tươi, 1 mcf vanilla, ¼ mcf muối, 30g bơ frais

- Nhân dừa: 200g dừa bào sợi, 100g đường, 50g sữa tươi, 2 muỗng xúp dầu ăn, ¼ mcf muối, 1 mcf vanilla

- Sauce dâu tây: 300g dâu tây, 150g đường cát, 1mcf nước chanh, 100g nước ép thơm, ¼ mcf muối

 

+ Cách làm

Vỏ bánh:

- Sữa tươi + đường + lòng đỏ trứng + muối + vanilla hòa tan. Cho bột mì + bột nổi vào hòa tan. Sau đó lược lại, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút

- Lòng trắng trứng đánh nổi đặc. Trộn lòng trắng + bơ  đã làm tan chảy + 2 muỗng xúp rượu rhum vào hỗn hợp bột

- Chảo không dính thoa 1 lớp bơ mỏng làm nóng. Đổ bột vào tráng mỏng thành hình tròn, đường kính 20cm. Bánh chín lấy ra khỏi chảo, cho nhân vào cuộn tròn dùng kèm với sauce dâu tây.

Nhân dừa:

- Dừa + đường + muối  + dầu ăn + 50g nước trộn đều sên vừa ráo -> tiếp tục cho sữa tươi sên ráo trở lại-> tắt lửa cho vanilla vào trộn đều

Sauce dâu tây:

- Dâu tây  +  đường cát  + nước chanh + nước ép thơm + muối xay kỹ . Sau đó bắt lên bếp sên cho vừa sệt.

 

Hạt lựu

 

Mỗi lần ăn chè sương sa hạt lựu mình lại cứ thắc mắc không biết hạt lựu trong ly chè này  là làm từ cái gì? Và làm ra sao? Sao mà giống như hạt lựu thật y như đúc vậy. Nhìn thích thật. Đến khi mình biết được bí quyết rồi thì hóa ra cách làm hạt lựu giống như trò chơi trẻ con ấy mà. Đùa nghịch với bột và nước một tí là có ngay một mớ hạt lựu bỏ vào ly chè ăn liền. Tuy rằng hạt lựu không có vị gì đặc biệt nhưng khi ăn thì dai dai mỏi cái miệng một tí cũng vui vui. Nếu không có cái món này thì ăn chè cũng mất ngon đi.

+ Vật liệu

Bột năng, màu thực phẩm, nước lạnh, giấy bạc hoặc nylon

+ Cách làm

- Trải giấy bạc hoặc nylon xuống bàn. Trộn từ từ bột năng + nước + màu thực phẩm, để cho khô và se mặt bột thì dùng dao xắt bột thành hạt lựu. Bắc nồi nước sôi , thả bột đã xắt vào luộc đến khi nào hạt trong veo là được. Sau đó bắt xuống xả sơ với nước lạnh để chống dính.

- Muốn hạt có màu trắng trong ở ngoài, ở giữa là màu thì rắc lên trên mặt bột đã nhào thêm một lớp bột nữa. Khi luộc lớp bột trắng bên ngoài sẽ trong veo thấy lớp màu ở giữa.

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck