She’s Gone – Steel Heart

Tôi chưa bao giờ thích nhạc Rock. Đơn giản vì nhìn thấy dơ quá. Phong cách gì mà quằn quại, đầu tóc bù xù, gào rú như là thú. Nhưng cho đến khi nghe bài She’s Gone của ban nhạc Steel Heart,  suy nghĩ đó đã thay đổi. Ca sĩ Miljenko Matijevic hát quá xuất sắc, âm vực cực rộng, phong cách trình diễn thật  thu hút với chất lãng tử và máu lửa. Còn bài hát thì rất hay, đầy cung bậc cảm xúc. Có thể nói She’s Gone là nơi mà sự hội tụ cực đỉnh giữa giai điệu, âm thanh, giọng hát, phong cách, cảm xúc đã tạo nên một ca khúc bất hũ . Tôi chết lặng người đi khi nghe dàn nhạc cụ bắt đầu nổi sóng cho đến khi nam ca sĩ chính cất tiếng hát đầu tiên với tâm trạng hối tiếc “She’s Gone- Cô ấy đã ra đi”. Rồi như chực trào nỗi buồn da diết ấy cứ tuôn ra theo lời hát “ I can’t live without her love – Tôi không thể sống thiếu tình yêu của cô ấy…. Rồi tiếp tục vỡ òa, trong sự đau đớn tột đỉnh“ Fogive me, girl. – Em yêu, hãy tha thứ cho anh”.  Một thứ tình cảm mãnh liệt đến độ tôi có cảm tưởng như anh là ngọn núi lửa đang phun nham thạch. Anh đã lôi cả trái tim của mình ra để hát, để cầu xin sự tha thứ của người yêu. Và dường như sự đau khổ ấy như chính sự đau khổ trong anh chứ không phải là hát theo lời bài hát đơn thuần. Nghe bát hát xong mà con tim tôi như cháy ra từng mãnh. Rất tiếc cho nam ca sĩ này không thể trụ lâu trong nhóm nhạc Steel Heart do một tai nạn nghiêm trọng khi đang trình diễn trên sân khấu vào đêm Halloween. Anh ta cố leo lên giàn đỡ ánh sáng và bị rơi xuống. Tai nạn này đã làm anh bị gãy mũi, xương má, xương hàm và mất trí nhớ nghiêm trọng. Dù vậy, một khi ngọn lửa đã từng cháy thì ngọn lửa ấy vẫn luôn còn lưu lại dấu vết trong tim mọi người. Miljenko Matijevic hasn’t gone – Steal Heart hasn’t gone.

 

She’s gone,
Out of my life.
I was wrong,
I’m to blame,
I was so untrue.
I can’t live without her love.

 

Come back into my arms.
I’m so alone,
I’m begging you,
I’m down on my knees.
Forgive me, girl.

(Chorus)

Lady, won’t you save me?
My heart belongs to you.
Lady, can you forgive me?
For all I’ve done to you.
Lady, oh, lady.

Brandy Alexander

Brandy là 1 trong 6 dòng rượu mạnh (Spirits) được công nhận trên toàn thế giới; và là dòng rượu được xếp vào loại đắt tiền nhất. Quốc gia sản xuất Brandy lừng danh là Pháp. Brandy là loại rượu mạnh có độ cồn trung bình là 40, sản xuất từ sự lên men của nho. Rượu Cognac hay Armagnac đều là rượu Brandy. Cognac là tên 1 loại rượu được sản xuất tại vùng đất cùng tên ở miền tây nam nước Pháp – gần vùng Bordeaux. Chỉ rượu sản xuất ở vùng này mới được quyền gọi là Cognac.Còn Armagnac là 1 vùng lân cận cùng Cognac, cũng trồng được 1 giống nho tương tự nho trắng ở Cognac nhưng chất lượng vẫn xếp vào loại ngon nhất thế giới (chỉ sau Cognac).

Cách phân loại theo ký hiệu thường thấy trên chai:

- VS (very special): rượu được pha trộn từ khoảng 40 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4 năm.

- VSOP (very special old pale): rượu được pha trộn từ khoảng 60 hầm rượ khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 6 năm.

- XO (extra old): rượu được pha trộn từ khoảng 100 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 10 năm.

Nếu phân loại theo tên thương hiệu:

- Cognac: Hennessy, Remy Martin, Martell, Camus, Courvoisier, Otard…

- Armagnac: Chabot, Janneau…

Cocktail pha chế cùng với rượu Brandy có rất nhiều nhưng có một loại Cocktail rất phổ biến là Brandy Alexander. Có giả thuyết cho rằng Cocktail này xuất hiện vào dịp  lễ đám cưới của công chúa Mary và Tử tước Lascelles ở London năm 1922. Tuy nhiên, một nhà phê bình học tên Alexaner Woollcott (1887-1943) – là thành viên trong nhóm trí thức văn chương Algonquin Ground Table thì khẳng định loại Cocktail này được đặt theo tên ông. Ngoài ra thì cũng có thông tin cho rằng thức uống này được đặt tên theo Nga Hoàng, Alexander II (1818- 1881). Dù có nguồn gốc từ đâu thì chúng ta cũng không nên bỏ lỡ Brandy Alexander.

+ Vật liệu

45ml  Brandy, 30ml Creme de menthe, 30 ml Light Cream, đá viên

+ Cách pha chế

Bỏ tất cả vật liệu vào trong bình lắc, lắc khoảng 15s rồi đổ hỗn hợp vào trong ly Cocktail đã được ướp lạnh trước. Trang trí một trái Cherry.

Kem + mít = Kem mít

 

Lâu lắm rồi mới có hứng thú làm kem lạnh. Chủ yếu là do yêu cầu thiết tha của ba mình. Thoạt đầu mình định mạo hiểm làm kem gì là lạ như kem mè đen hay kem mascarpone gì đấy nhưng tội cho những người phải ăn kem thử nghiệm của mình nên thôi mình cứ  làm kem vanilla vậy. Sẵn tiện nhà còn một mớ mít nên mình cắt nhỏ mít ra ăn chung với kem. Không ngờ lại ngon đến như vậy. Kem lạnh lạnh ngọt ngọt béo béo sữa lại thơm mùi mít nữa. Thật là tuyệt cú mèo! Ai không được ăn thử  kem mít này thì thật là đáng tiếc đấy nhé!

+ Vật liệu

- 8 lòng đỏ trứng gà, đường 150g, sữa tươi không đường 1 lít, tinh mùi vanilla một ít, mít (số lượng tùy thích)

+ Cách làm

- Lòng đỏ trứng gà  + đường dùng phết khuấy tan. Đổ 200 ml sữa vào hỗn hợp trứng rồi trộn đều. Sữa còn lại đổ vào nồi nấu với lửa nhỏ. Khi sữa hơi sôi tim, đỗ hỗn hợp trứng vào khuấy đều-> tắt bếp-> cho tinh mùi vanilla vào-> để nguội-> đổ hỗn hợp vào máy quay kem quay khoảng 20-30’ đến khi kem sệt lại-> lấy ra bỏ vào tủ lạnh ngăn đông khoảng 3- 4 tiếng là có thể lấy ra ăn được. Khi ăn thì cắt mít nhỏ vào để dùng chung.

Banana Flambée

Chưa bao giờ tui ăn 2 trái chuối già cùng một lúc. Cái vị của nó quả thật là rất chán. Nhưng nếu là món chuối “Banana flambée” thì  ăn 2 trái vẫn không đủ à nha. Vị thơm bơ kết hợp với hương rượu hòa quyện cùng với vị chuối thật là hết xẩy. Một phong cách mới cho chàng chuối nhà ta đây. Đã nói tới đây thì không thể bỏ qua lịch sử  của món flambée này. Flambée được khám phá ở Monte Carlo vào năm 1895 bởi một bồi bàn tên Henri Charpenier  do sự vô tình làm lửa cháy trên chảo bánh kếp khi anh ta đang chuẩn bị thức ăn cho nhà vua Edward VII của vương quốc Anh. Từ đó, anh phát hiện ra việc làm cháy nước xốt trên bề mặt sẽ tạo ra một hương vị đặc biệt cho món ăn.  Flambée ra đời như thế đấy. Một sự ngẫu nhiên đầy ý nghĩa góp phần làm phong phú thêm hương vị cho thế giới ẩm thực.

+ Vật liệu

Chuối già chín 2 trái, Bơ frais 2-3 mcf, Đường cát 3-4 mcf, Rượu rhum trắng 30-40ml

+ Cách làm

- Chuối già lột vỏ và bỏ xơ. Dùng cây nhọn đâm xuyên phần trái chuối và cho vào trong lò nướng lửa 2 mặt, t0:1250 C, TG: 10-12 phút -> lấy chuối ra

- Cho bơ vào trong chảo, bật lửa đốt cho bơ chảy-> cho đường cát vào trộn đều cho đường tan nhanh chóng-> cho 2 trái chuối vào trong chảo đảo mặt liên tục khoảng 3 phút. Kế đến rót rượu  Rum vào trong chảo trở đều-> tắt lửa, cho chuối cũng như nước sốt vào dĩa để dùng

Sâm 18-21-24 vị

(WWW.GIFTDEP.COM- Shop quà tặng, đồ gia dụng online cực xinh)

Cái cảnh uống thuốc bắc mà phải trợn ra trợn vô hoặc là nín thở ực một cái cho xong, cũng đã phải trường kỳ 2 năm liền rồi, chứ ít ỏi gì. Mùi thuốc và vị thuốc ấy không còn lạ gì với tôi nữa. Cho nên ai nói sâm 18-21-24 vị khó uống thì thực ra nó chả là cái đinh gì cả đối với tôi. Vị của nó còn dễ uống hơn rất nhiều so với vị thuốc bắc. Nếu lúc trước mà biết có loại sâm này thì tôi khỏi uống thuốc bắc cho rồi. Cũng cùng một công dụng là mát gan, đẹp da mà thôi. Sâm 18-21-24 vị cũng đòi hỏi sự chuẩn bị nguyên vật liệu lắm công phu.

  1. Nước : 7 lít nước, nấu còn 5 lít nước thành phẩm
  2. Muối: 1 mcf
  3. Đường phèn: 100g
  4. Mía lau: 100g
  5. Mã đề: 100g
  6. Rễ tranh: 100g
  7. Bông ngò: 100g
  8. Lá thuốc dòi: 100g
  9. Rong biển: 100g
  10. La hán quả: 100g
  11. Hoài sơn: 50g
  12. Ngọc Trúc: 50g
  13. Kỷ tử: 50g
  14. Đỗ trọng: 50g
  15. Quế đắng:50g
  16. Huyền sâm: 50g
  17. Nụ vối: 50g
  18. Dây cóc:50g

***

  1. Cam thảo: 50g
  2. Táo đỏ: 100g
  3. Trần bì: 50g

***

  1. Bông cúc: 50g
  2. Củ sen: 200g
  3. Bạch quả: 100g

Tất cả đem nấu chung lại với nhau. Nước uống sẽ có màu nâu đen, vị hơn nhẵn, không ngọt nhiều. Chúng ta chỉ nên uống âm ấm, chứ không uống đá. Nếu bạn nào thích 18 vị thì làm 18, thích 21 thì làm 21, còn siêng hơn thì làm 24 vị luôn. Trong 24 vị đó, tôi thích nhất là vị táo. Khi uống thuốc bắc, tôi thường chôm táo ra ăn hết cho nên khi nấu thuốc không có vị táo nữa, công dụng cũng giảm đi đôi phần. Một ngày đẹp trời cũng có người phát hiện ra sở thích này của tôi và hiển nhiên bị mắng là không thể thiếu rồi. E hèm! Mình đã cẩn thận rồi mà cũng bị phát hiện. Thật là, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát…

(WWW.GIFTDEP.COM- Shop quà tặng, đồ gia dụng online cực xinh)

(hoài sơn)

(nụ vối)

(mía lau)

(kỷ tử)

(huyền sâm)

(ngọc trúc)

(lá thuốc dòi)

(táo đỏ)

 

 

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck