Trung hoa danh trà – Bích Loa Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nằm trong Top thập đại danh trà trứ danh của Trung Quốc như trà Long Tỉnh, trà Thiết Quan Âm, trà Mao Phong, trà Ngân Châm, Hồng Trà, Nham Trà, trà Qua Phiếm, trà Mao Tiêm Đô Quân, trà Mao Tiêm Tín Dương , Động đình Bích Loa Xuân thuộc loại thanh trà vùng Thái Hồ, tỉnh Giang Tô có tên gọi là “ Hách Sát Hương Nhân” lại có một truyền thuyết rất ly kỳ.

Cái tên Bích Loa Xuân có từ rất lâu đời. Theo ghi chép ”Thanh Gia lục”, có truyền thuyết rằng: ”Núi đông Động Đình có đỉnh Bích La, trên vách đá dựng đứng có vài cây trà mọc hoang dã. Mỗi năm, người dân trong vùng lại tới hái lá trà về uống. Bấy giờ, khi tiết hái trà đến gần, mọi người lên núi, thấy cây trà cành lá mọc xum xuê, ai cũng thi nhau lấy, giỏ tre đựng không đủ, bèn giắt cả vào ngực áo. Lá trà ấp vào ngực, gặp hơi nóng tỏa ra từ cơ thể, phát ra mùi hương kỳ lạ. Mọi người nhất loạt thốt lên: Nhân hương”. Từ đó về sau, mỗi lần hái trà, mọi người không dùng giỏ tre mà đều ôm vào ngực. Loại trà mang tên ”Nhân hương” – ý là chỉ mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người. Vùng núi có người tên là Chu Chính Nguyên rất thông thạo cách chế trà ”Nhân hương”. Nhân Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, người dân dâng trà ”Nhân hương”, vua mê mẩn với tách trà, cảm thấy tên gọi không ưu nhã, liền đổi thành ”Bích Loa xuân”.

Bích Loa Xuân được trồng tại núi Động Đình, huyện Thái Hồ, tỉnh Giang Tô, Động Đình chia làm đông sơn và tây sơn, Động Đình Đông Sơn là Uyển Như, một bán đảo lớn trên Thái Hồ, Động Đình Tây Sơn là một hòn đảo sừng sững trong hồ. Hai núi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm 15. 5~16. 5°C, lượng mưa trung bình1200~1500 millimet, hồ Thái Hồ, hơi nước bốc lên, sương mù dày đặc, không khí ẩm ướt, thổ nhưỡng có tính hơi chua hoặc axit yếu. Thêm tính chất tơi xốp, rất tốt cho cây trà sinh trưởng.

Những búp trà Bích Loa Xuân kết chặt, cuốn cong như con ốc, có chút trắng, trắng xen xanh, búp trà non nớt, vị trà sau khi pha từ từ tỏa ra, bay lượn trong không khí, nước trà trong mà xanh biếc, mùi thơm ngát hợp lại, vị ngọt lạnh, khiến cho người uống cam thấy thư thái, thoải mái, từ triều Đường, Tống đã liệt vào cống phẩm. Bích Loa Xuân, tên như trà, màu sắc xanh biếc, xoắn ốc, thu hái lúc đầu xuân.

Khi uống, nước đầu màu nhạt chước sắc đạm, mùi thơm, tươi mát, nước thứ 2 xanh biếc, thơm, vị thuần; nước thứ 3 xanh ngọc bích, hương mùi thơm nồng, quay về vị ngọt, thật sự là quý như trân bảo.

Thu hái Bích Loa Xuân cần có tay nghề cao, khi hái có 3 đại đặc điểm: thứ nhất là hái vào lúc sáng sớm, thứ hai là hái lá trà lúc còn non, thứ ba là hái trà sạch. Hàng năm từ tiết xuân phân đến cốc vũ, chọn ngày trong tiết xuân phân trời trong xanh mát mẻ để thu hái chế biến trà búp Minh Tiền trà phẩm chất quý nhất. Thông thường sẽ hái những lá non mới ra, 1. 6~2. 0 centimet, lá trà sau khi thành phẩm có hình dạng như móc câu, nên gọi là “móc câu”. Để sao chế 500g Bích Loa Xuân cao cấp ước chừng cần hái 6. 8~7. 4 vạn búp trà non, trong lịch sử từng làm 500g trà cần tới 9 vạn búp trà, có thể thấy được búp trà rất non, kỹ thuật hái không giống bình thường. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thêm giống tiên trf chất lượng tốt nguyên liệu làm nguyên liệu, làm nên Bích Loa Xuân vang danh thiên hạ.

Hái búp trà về cũng là lúc tiến hành công việc tỉ mỉ bỏ đi những lá trà và búp trà không đạt tiêu chuẩn, sao cho nhưng búp trà còn lại có chung độ ngắn dài nhất định. Bình thường chọn lọc 1kg búp trà, cần 2~4 giờ. Thật ra, quá trình này cũng là một trong các bước tiến hành chế biến trà, có thể thúc đẩy cường độ ô-xy hoá, có lợi cho việc hình thành phẩm chất trà. Thông thường 5.00~9.00h hái, 9.00~15.00h chọn lọc, 15.00h ~ buổi tối sao chế, buổi sáng hái trà, cùng buổi tối sao chế trà, không để trà qua đêm.

Bích Loa Xuân sao chế đặc điểm là: tay không rời trà, trà không rời nồi, giữa vò có sao, trong sao có vò, sao vò kết hợp, thao tác liên tục, đến lúc nổi lên thì thành. Chủ yếu quy chế thao tác làm: sao trà, vò trà, dùng tay vê trà thành hình, sấy khô.

Both comments and pings are currently closed.

Comments are closed.

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck