Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi

Những chiếc bánh ngọt này tuy nhỏ nhưng vô cùng tinh tế và ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa thú vị đấy!

Wagashi là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt được trình bày đẹp mắt, mang tính thẩm mĩ cao chứ không đơn thuần là ngon miệng. Người dân xứ anh đào vốn có quan niệm mĩ học rất sâu sắc, do đó cái đẹp trở thành chuẩn mực hàng đầu trong từng lĩnh vực của đời sống Nhật Bản.

Wagashi – Bánh của giới thượng lưu Nhật Bản

Wagashi xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.

Nghề làm wagashi phổ biến khắp nước Nhật, các cửa hiệu làm bánh mọc khắp Kyoto cho đến các vùng lân cận. Mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như món tráng miệng kích thích vị giác sau buổi tiệc trà thanh đạm, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc như sự khẳng định đẳng cấp, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại,…

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 1

Tới thời Minh Trị (1868-1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu món bánh này đến với phương Tây. Kể từ đó, wagashi luôn được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Nhật Bản.

Ý nghĩa đằng sau bánh wagashi

Ở mảng ẩm thực, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.

Wagashi có tên Tiếng Hán là “Hòa quả Tử”, tức vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 2

Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.

Nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại

Ngày nay, wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống người Nhật. Một mặt wagashi tiếp tục lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác được biến tấu cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài.

Với công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: Bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía… nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật khác nhau.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 3

Wagashi có thể mang vẻ đẹp cổ điển của phong, hoa, tuyết, nguyệt, nhưng cũng có thể đầy chất hiện đại với hình dạng những nhân vật manga, hoạt hình nổi tiếng, v..v…

Cùng điểm qua một vài loại wagashi điển hình để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực đặc sắc này các bạn nhé!

1. Mochi

Trong nghệ thuật wagashi, mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất. Mochi có công thức đơn giản từ bột gạo được nấu chín, giã nhuyễn cộng với nhân đậu đỏ và thường có hình tròn. Bột bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh cũng hay được biến tấu với trà xanh, khoai môn, kem…

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 4

2. Namagashi

Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, bởi nó mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhật: Như hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông… Qua namagashi, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên sinh động, tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của riêng mình.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 5

Người Nhật rất chuộng dùng namagashi để đem biếu, tặng. Một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 6
Một hộp bánh namagashi điển hình với 4 loại hoa quả tương ứng với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông.

3. Ukishima

Gần giống với bánh bông lan của phương Tây, ukishima được tạo nên từ bột, trứng và đường. Song bánh lại được hấp thay vì nướng và việc sử dụng nguyên liệu quen thuộc đậu đỏ đã tạo cho ukishima một phong vị Nhật Bản rất riêng. Ukishima thường có nhiều tầng, vẻ đẹp của nó được thể hiện qua cách bài trí hài hòa mà vẫn phong phú giữa các tầng bánh.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 7

4.  Higashi

Higashi còn được gọi là wagashi khô, bởi chúng được nén lại trong khuôn giống như bánh in. Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Cách thức trang trí trên “bánh in” higashi rất đậm chất điêu khắc, tạo cho higashi một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 8

5. Manju

Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju – tức manju hình chú thỏ mặt trăng.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 9

6. Yokan

Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật – kanten. Điều đặc sắc nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một “bức tranh” đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh hoa đào bên trong.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 10

Wagashi được xây dựng trên nền tảng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống Nhật Bản. Từ những điều rất giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã. Tính chất này phần nào phản ánh nét đẹp trong văn hóa tinh thần của xứ anh đào: đề cao cái đẹp và khéo léo biến mọi khía cạnh của đời sống thường nhật – dù là vụn vặt nhỏ bé nhất trở nên đẹp hơn, tinh tế hơn.
Theo Tsubaki / Mask Online

Lẩu Nhân Sâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh nhật tuổi “già” năm nay được bạn bè chúc mừng bằng cái lẩu bổ dưỡng – lẩu nhân sâm. Hương vị thơm ngon, lạ miệng. Chỉ cần nghe lời văn quảng cáo cũng thấy bổ dưỡng tới tận tâm hồn. “Nước dùng hầm từ xương ống kết hợp thành phần gồm các nguyên liệu có công dụng bồi bổ cho sức khỏe như tỏi, gừng, táo tàu, thảo quả, kỷ tử, nhân sâm. Nhân sâm giúp đem lại sự bổ dưỡng và cung cấp nhiều nguồn năng lượng quý báu, có tác dụng tăng sinh lực tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn kèm với lẩu là các loại rau xanh, hoa & nấm thiên nhiên cùng các loại thịt & hải sản tươi ngon. Bên cạnh sự đậm đà của nước lẩu, các món lẩu được dùng kèm với nước chấm ngũ vị độc đáo do tự tay khách pha chế với thành phần từ ớt, hành, tỏi, tương và sa-tế đều có tác dụng tăng khẩu vị món ăn và tốt cho sức khỏe. Do vậy lẩu nhân sâm còn được gọi là lẩu bổ dưỡng”.

Haiz…Ấy vậy mà khi vừa về nhà tui bị bị cảm sổ mũi tới mấy ngày. Tui mới ngậm sâm cơ mà? Sạo lại bị bệnh? Không thể hiểu nổi. Cho nên mới nói ăn uống bổ dưỡng không chưa đủ, bệnh tật còn do môi trường, khí hậu. Ở nơi đông người về, tui thường dễ bị bệnh kết hợp với việc sốc nhiệt do ở trong môi trường máy lạnh rồi ra nắng đột ngột. Ăn cái lẩu xong rồi mới biết là không nên chỉ ăn một lần mà phải ăn thường xuyên thì nhân sâm mới có hiệu quả, mới tăng cường hệ miễn dịch chống bệnh tật. Mình thấy món này cũng rất dễ nấu, chủ yếu là bỏ thêm một số nguyên liệu đặc thù như nhân sâm, kỷ tử, thảo quả… Thay vì ăn nhiều món độc hại khác thì các chị em phụ nữ nên cân nhắc món lẩu bổ dưỡng này.

Bánh bao bí đỏ

 

Có những cánh cửa không bao giờ mở mặc dù chúng ta làm đủ mọi cách: lịch sự  nhẹ nhàng gõ cửa, thô bạo đạp vào nó, chửi bới ầm ĩ bên ngoài. Khi đó ta biết rằng nên dừng lại, đừng tốn công vô ích làm gì. Nơi đó không dành cho ta. Số phận của ta không thuộc về nơi ấy. Hãy ra đi tìm một cách cửa mới.

Và tiếp tục  trên con đường tìm kiếm ấy, vẫn bổn cũ soạn lại, chả ma nào cho ta vào thì lúc đó ta cũng nên buồn một chút cho đúng với trình tự cảm xúc con người, cũng nên chửi thề trong lòng môt tí “con mẹ nó” để giải tỏa căng thẳng. “Rồi sao? Má ơi, nếu bi kịch ấy lại xảy ra nữa thì làm sao?”. Wow, lúc này bạn nên tự chúc mừng mình rồi đấy vì số má của bạn đã được bề trên chú ý “Đen như mõm chó”. Nếu đã đen thì không sợ bẩn, cứ  nhào nặn lung tung  tự  tạo cho mình một cánh cửa mới mà không cần xin phép ai để bước vào. Sau cánh cửa ấy có thể là thiên đàng, có thể là địa ngục, là bão tố, may ra là bình yên, hạnh phúc. Bề  trên đã định ta đi trên con đường đó, ta chỉ thuận theo ý người.

Hôm nay cũng thuận theo ý người, ta luyên thuyên về cách làm bánh bao bí đỏ nướng vì thấy lạ mắt và ngon miệng. Ta không thèm để ý đến những cánh cửa. Trước mắt ta chỉ toàn bánh bao, bánh bao và báo banh…

CÁM ƠN NGƯỜI VÌ ĐÃ KHÔNG CHO CON CÓ CƠ HỘI ĂN BÀO NGƯ VI CÁ MÀ CHỈ CÓ THỂ ĂN “BÁNH BAO” SỐNG QUA NGÀY. AMEN!

I. Nguyên liệu

*Vỏ bánh bao

+ 250 gr bột mì

+ 85 gr bí đỏ hấp chín

+ 25 gr đường

+ 50 ml dầu ăn

+ 100 -110 ml nước ấm

+ 3,5 gr men khô

* Nhân bánh bao bí đỏ nướng

+ 100 gr thịt heo xay

+ 1/2 củ hành tây thái hạt lựu

+ 3 nấm mèo thái nhỏ

+ 1 nhánh hành lá thái nhỏ

+ 1 củ hành tím thái nhỏ

+ Trứng cút luộc

+ 1 muỗng cà phê bột nêm + 1 muỗng cà phê nước mắm +1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường.


II.Cách làm  

- Bước 1: Bột mì + bí đỏ +đường + muối + men cho hết vào âu trộn đều. Sau đó cho nước ấm + dầu ăn vào trộn đều. Trộn cho bột mịn không dính tay. Lấy khăn nhúng nước ấm vắt khô phủ lên miệng âu bột ủ 40-50 phút là bột sẽ nở gấp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Bước 2: Khi bột nở lấy ra nhồi sơ lại rồi chia ra thành nhiều phần nhỏ.

-Bước 3: Cho tất cả phần nhân vào trộn đều. Sau đó lấy ít thịt đè dẹt và cho trứng cút vào giữa vo tròn.

-Bước 4: Cán cục bột hơi mỏng và tròn cho nhân vào. Túm mí vo tròn. Bây giờ bạn dùng sợi dây (loại dành cho nấu ăn), cho bánh lên buộc thành 6 – 8 múi, xếp bánh lên khay có lót giấy dầu

-Bước 4: Trước khi nướng quết lên mặt bánh 1 lớp mỏng lòng đỏ trứng gà.

-Bước 5: Lò nướng làm nóng 10 phút ở nhiệt độ 175 độ C. Sau đó cho khay bánh vào nướng 20-25 phút. là bánh vàng đẹp. Tắt lò, lấy bánh ra.

 

 

Bánh ốc kèn nhân kem sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mùa hè lại đến. Là những chuyến du lịch biển khơi nắng gió & mây trời. Tôi thích cảm giác tự do. Vẫn đấu tranh và hi vọng để những bức tường ngột ngạt trong cuộc sống không làm khô héo trái tim này.

Đã nhiều năm về trước khi kết thúc một ngày làm việc ngắm nhìn hoàng hôn tim tím đẹp buồn tê tái trong văn phòng , lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, băn khoăn “có lẽ nào cuộc đời của mỗi người lại phải bó buộc thời gian trong 4 bức tường vì cơm áo gạo tiền”. Tôi thật sự không vui. Rất không vui. Con người không có bao nhiêu thời gian để sống nhưng quỹ thời gian của mình không do mình định đoạt, đi đâu cũng phải trình, phải báo, bị kiểm soát. Tôi ra đi. Loay hoay với cuộc sống. Loay hoay với những thất bại. Loay hoay với cái nhìn của xã hội. Loay hoay vì con đường đấu tranh giành quyền tự do của bản thân. Bây giờ vẫn còn “loay hoay”.  Nhưng tuyệt đối chưa bao giờ tôi hối hận.

Vỏ ốc áp vào tai rì rào vọng  tiếng sóng biển. Rất êm tai nhưng dẫu sao cũng vẫn là tiếng vọng. Bước ra khỏi vỏ ốc, đối diện với mưa to bão lớn. Quá nguy hiểm. Hãy tin tôi! bạn sẽ khóc. Khóc vì nỗi buồn hay niềm vui chỉ có mỗi người tự trải nghiệm. Tiếng sóng biển đã chân thật và sóng động hơn trong mắt tôi. Chợt nhớ khi học làm  bánh ốc kèn nhân kem sữa. Cách làm thật là vi diệu đến không ngờ. Chỉ là những sợi bột, rồi quấn quấn thế là thành một vỏ ốc. Không học thì chả biết nó như thế nào mà hình thành.

Con người cũng vậy nếu không bước ra vỏ ốc để thử môt số việc thì cả đời cũng không biết gì cả. Một là cuộc đời nở hoa. Hai là cuộc sống bế tắc. Cơ hội 50 : 50 cho cả hai. Dù nở hoa hay bế tắc thì dù sao bạn đã dũng cảm bước vào cánh cửa đó để đấu tranh. Tôi không muốn khi quay đầu lại nhìn và phải hối hận vì những điều mình đã không dám làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Nguyên liệu

*Vỏ bánh

- 500g bột mì số 11, 1 trứng, 50g đường, 50g bơ, 8g men bánh mì, ½ mcf phụ gia bánh mì ngọt, 5g muối, 250g nước lạnh, lòng đỏ để quét mặt

*Nhân kem sữa

500g sữa tươi, 6 trứng, 150g đường, ¼ mcf muối, 40g bột mì, 40g bột bắp, 50g bơ, 1 mcf vanilla

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Thực hiện

*Vỏ bánh

- Trộn lần 1: bột mì+ men+ đường+ phụ gia

- Trộn lần 2: muối+ bơ+trứng

- Nhồi: cho nước hoặc sữa lạnh vào nhồi dai mịn (nhồi máy 10-15 phút bỏ nước từ từ vào/ nhồi tay 45 phút bỏ hết lượng nước ngay từ đầu, tuy nhiên có thể chia làm 3 giai đoạn nhồi cho đỡ mỏi tay, cách mỗi giai đoạn thì để bột nghỉ ở tủ lạnh 5 phút)

- Sau khi nhồi xong đậy kín khối bột cho vào ngăn mát 15 phút

*Tạo hình nướng bánh

- Bột sau khi nghỉ, cán thành hình chữ nhật, chiều ngang 30 cm, dày 5mm. Cắt thành nhiều sợi 1*30 cm

- Khuôn ốc kèn (cornet) thoa bơ xung quanh quấn sợi bột từ đầu nhọn lên trên, xếp lên mâm có thoa bơ phủ bột, giấu mí bột xuống dưới. Lưu ý không nên quấn khít vì bột nở sẽ không rõ nét

- Ủ: cho bột vào nồi kín gió, ấm, ủ 30 phút

- Nướng: bánh ủ nở, quét lòng đỏ trứng vịt (1 lòng đỏ+2 mcf nước hòa tan), phun nước cho vào lò nướng 1600 C, 2 lửa, TG 15 phút. Khi bánh hơi se vàng thì phải lấy ra để lấy khuôn ra, sau đó bỏ vào nướng tiếp đến khi chin vàng

- Bánh nướng chín vàng, lấy ra phun ngay 1 lớp nước mỏng, quét bơ, không nướng lại

*Nhân

- Sữa tươi+ trứng+đường+muối+bột mì+bột bắp hòa tan, lược lại, bắt lên bếp lửa nhỏ khuấy đặc(tốt nhất là cách thủy). Nhắc xuống cho bơ+vani vào khuấy đều, để nguội-> cho vào túi bắt kem cột chặt, làm lạnh

Letter to my mother

Hôm nay ngày của “Mẹ” – chủ nhật thứ hai của tháng 5. Cánh chim đã mệt mỏi. Hãy bình an bay về nơi cuối chân trời mẹ nhé!

 

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck