Mai vườn Bác Cao

Tết năm nay, mai trong vườn Bác Cao không ra một cái bông. Tôi phải  lăng xăng tìm mai giả gắn vào cây nhìn cho nó đỡ tủi. Ấy vậy, hết tết mai lại bắt đầu chúm chím hé nụ. Càng gần tới ngày rằm tháng giêng thì hoa càng nở nhiều, vàng rực cả một góc vườn. Tôi tí tởn tháo hoa giả ra nhường chỗ cho hoa thật nẩy nở.

Giả giả thật thật, thật thật giả giả. Giả có cái đẹp của giả nhưng không sống động bằng thật bao giờ. Những bông hoa xinh tươi, óng ánh vàng chen chúc khoe thân kiêu hãnh dưới ánh nắng mặt trời sớm mai. Cánh hoa khe khẽ rung rinh cười đùa trước gió. Tất cả như  trực trào muốn thốt lên ‘Mai đã trở lại’. Vẻ đẹp xinh xinh cuốn hút  ấy như thách thức các loài hoa khác. Không có loài hoa nào trong vườn lại khoác nhiều bộ cánh như mai: 5 cánh có, 6 cánh có, 10 cánh có, thậm chí cả 11-12 cánh. Bởi thế mai cứ tha hồ lẳng lơ đưa mắt gợi tình khắp vườn. Lúc với bướm, khi với ong, hôm lại nũng nịu với Bác. Lắm lúc, hoa lúng liếng nhìn mai hoa đăng cười tao ngộ ‘chào sư tỉ’. Lại khi, nhoài người bẽn lẽn ngước nhìn thím sứ hồng tự tin phô diễn dưới bầu trời xanh thẳm. Lâu lắm mới có dịp hội tụ vui vầy như thế này. Các loài hoa đua nhau  cùng  khoe sắc với mai.  Mỗi hoa một vẻ mười phân vẹn mười. Sắc tím, vàng, hồng, trắng, đỏ, xanh tràn ngập làm nháo nhào không gian. Tiếng chim ríu rít tỏ tình lúc trầm lúc bổng nghe thật tình cảm. Hương thơm là lạ, len lỏi thoang thoảng khắp vườn. Hương của cây, của hoa, của nắng, của gió và của ‘Xíu’.  Mai mơ hồ nhận ra Chanel N06 Perfume có lẽ sẽ là một phát minh vĩ đại trong vườn Bác Cao.

Môt năm mải mê chìm vào giấc ngủ, khi tỉnh giấc mai vẫn thấy mình mềm mại,  mơn mởn, mượt mà  làm mê mẩn biết bao ánh nhìn. Mai vẫn là mai, vẫn tràn đầy xuân sắc. Trong sâu thẳm, mai thầm biết ơn Bác. Cám ơn vì tất cả, vì tình thương yêu vô bờ bến, vì sự chăm sóc tận tình  Bác đã dành cho mai. Mai vườn Bác Cao vẫn là đẹp nhất.

Dạo quanh Vườn Bác Cao:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bánh mì ‘tươi’

 

 

 

 

 

 

 

Năm mới, khởi đầu với chữ ‘tươi’. Tươi là xanh tốt, là sống, là vui vẻ, là đẹp và sáng. Xưa nay ai cũng biết rau tươi, thịt tươi, sữa tươi  nhưng thuật ngữ bánh mì tươi thì mãi sau này mới dậy sóng. Có một dạo khi thương hiệu bánh này  mới ‘trỗi’, tôi cũng ghiền món bánh này ghê lắm. Bánh mì vừa nóng, vừa thơm, vừa ngọt, vỏ thì giòn điệu nghệ, kiểu cái giòn không phải giòn rụm mà giòn vừa đủ để khi đưa vào lưỡi thì vị giòn tan, vị mềm mịn, vị thơm của bánh vẫn đong đầy trọn vẹn. Để rồi khi nuốt xuống các gai vị giác của ta chỉ kịp thốt lên một chữ ‘tươ…..i…’. Tươi tới mức chỉ cần ăn bánh mì không thì cũng đã thấy ngon chứ không cần ăn thêm món gì khác. Thời gian sau vì có quá nhiều món ngon khác hấp dẫn nên làm tôi xao nhãng  món bánh mì này nhưng mỗi khi nhớ đến nó thì cái cảm giác tươi lần đầu tiên được nếm ấy thật quá đã. Tươi tất nhiên bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng đẹp mà. Năm quý Tỵ hi vọng một cuộc sống tươi đẹp sẽ đến với tất cả mọi người.

+ Nguyên liệu

-          Bột cái: bột mì (số 11) 500g, men 15g, phụ gia lạt 5g, muối 7g, bơ 20g, nước 300ml

-          Bột vỏ: Bột mì (số 11) 1kg, muối 15g, men 15g, bơ 40g, nước 500ml

+ Thực hiện

-          Bột cái: trộn đều bột mì, men, phụ gia, muối, bơ, nước bằng tay trong 5 phút-> để ngăn mát tủ lạnh nghỉ 12 giờ để bột lên men

-          Bột vỏ: trộn bột mì, muối, men, bơ bằng máy đánh bột-> cho nước vào-> bỏ bột cái vào-> đánh máy cho đến khi bột dai, mịn-> lấy ra cân bột, mỗi cục bột từ 80-100g-> se tròn-> để bột nghỉ 5 phút

-          Tạo hình: cán bột mỏng, tròn, dùng đầu ngón tay vừa nhấn vừa cuộn bột lại cho chặt-> se dài thành 18cm-> ủ 30 phút cho bột nở lên gấp đôi. Cách ủ: để thau nước nóng khoảng 40-500C ở ngăn dưới lò nướng, bột để ở ngăn trên lò nướng (không mở lò nướng mà chỉ mượn lò nướng làm nơi ủ bánh).

-          Nướng: Bánh ủ xong, dùng lưỡi lam cắt chéo 2 đường trên bề mặt bánh -> xịt nước lên bề mặt -> nướng ở t0 1400C, TG 20-25’

3 Dê


Phiêu lưu vào thế giới 3 Dê làm tôi say mê. Mê bởi được thỏa sức tưởng tượng, được bay bổng biến hóa, được thoát ra khỏi thế giới 2 Dê nhàm chán với những ước mơ chỉ là mơ ước, nhiều khi muốn làm mà ta có làm được đâu… và ước mơ chỉ là ước mơ.

Đến với 3D, có lúc tôi tung tăng bơi lặn cùng với cá voi, rồi hết bị cá mập hung dữ tấn công đến cá kiếm đâm đít. Không hề chi, tôi là S-girl dũng cảm, khỏe mạnh mà. Sư tử tôi còn xỉa răng được, sợ chi cá mập ấy.  Chán biển tôi lên núi, lên trời. Ái chà, không phải ai  cũng có cơ hội thót tim đi xuyên qua  thung lũng trời trên cây cầu treo lắc lư lơ lững rợn người. Đói quá  tôi order một cái bánh pizza thịt cá sấu khổng lồ ăn muốn cành hông. Ăn xong lại thấy mệt mỏi buồn ngủ, tôi khỏa thân thành một anh chàng lực lưỡng nằm ngủ cùng một cô gái rất sexy, chân dài tới nách, lông dài tới chân và mơ về một giấc mơ tươi đẹp.

Cuộc sống cần lắm sự trải nghiệm, học hỏi, khám phá, chia sẻ và cống hiến; cần lắm may mắn để tỏa sáng, cần lắm cơ hội được bay.  Không phải ai cũng là gió được thỏa chí ngao du khắp chân trời góc biển. Không phải ai cũng diễm phúc là sao trăng lấp lánh lung linh nổi bật giữa bầu trời đen huyền bí. Một hạt cát không thể tạo nên sa mạc. Nhưng hãy làm hạt cát  tung bay lả lơi cùng gió, cùng khiêu vũ nhảy múa dưới ánh trăng ngàn. Gió thấy ta phải mời gọi. Trăng nhìn ta liền mỉm cười. Hãy là một hạt cát có linh hồn sống động như thế giới 3D.

 

Come on baby! đến đây chơi với ta nào anh bạn.       Tới giờ cho cá mập ăn.

 
Có kiếm để làm gì? Buồn buồn đâm đít chơi           Răng dơ quá, để chị xỉa răng dùm cho nha cưng!
 
Lẹ lên đi em! Rớt xuống đây không chết đâu mà sợ.                          Ai giống ma hơn?
 
Vừng ơi bẻ khóa ra.                          Bắc thang lên hỏi ông trời? Có tiền cho gái có đòi được không
 
Sao cứ nhằm mông bà mà húc vậy!      Nước giải khát, thanh nhiệt, giải độc.
 
Mộng mơ tuổi mười mấy* xx?????          Thít thật! Em ấy mặc quần chấm bi.
 
Xin lỗi con! ta là thần ‘ế’ chứ không phải thần tình yêu.     Giò chị không trắng bằng giò em đâu, Mary!
  
Vén màn, bán tranh                                                              Người đẹp ngồi trong lồng
  
Thiên thần hay ác quỷ?                               Bà mẹ mày voi! Chơi dơ quá đi!
 
Pizza có chút xíu sao ăn đủ.                                              S-Girl
 
Chị yêu em! Cá kho tộ của chị ơi!                                Trắng thì khoe, đen thì che.

Valentine không dành cho Chocolate Praline

Mọi người có cái kiểu  thích chạy theo phong trào, cứ đua nhau ngày lễ tình nhân 14-2 là mua tặng chocolate để thể hiện tình yêu. Ôi, lạ chưa? Còn mấy ngày kia thì ngồi trơ mỏ ra à? Chocolate phải nên thưởng thức mọi lúc mọi nơi và tình yêu cũng thế. Không cần phải chờ đợi ai đó tặng chocolate vào ngày 14-2, mà tự mình cũng có thể làm nên những viên chocolate ngon tuyệt dành tặng cho những người thân yêu và thỏa mãn nhu cầu bản thân vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Ai nói chỉ có tình yêu lứa đôi mới ngọt ngào? Mà  sống thì phải như  đang yêu. Đó mới chính là nguồn cội của tình yêu, là gốc gác của mật ngọt. Hãy để Chocolate Praline làm cuộc sống của chúng ta đáng yêu hơn từng phút giây.

Còn ngày Valentine 14-2 ư? Đấy là ngày nên dành cho những món quà lấp lánh hơn, tỏa sáng hơn và thực tế hơn các bạn ạ !Người ta nói không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ có những khoảnh khắc vĩnh cửu của tình yêu. Vì thế các chị em phụ nữ nên ‘tranh đấu’, ‘nhắc nhở’, ‘gợi ‎ý’, chớp lấy cơ hội vào ngày 14-2 để sở hữu những món quà ‘tâm l‎ý’ theo ‎ ý thích  và qua đó ‘quánh’ giá lại độ sâu tình yêu của người ấy đối với mình đến mức nào. Khoảnh khắc vĩnh cửu đâu biết được lại chính là khoảnh khắc này. Mai mốt  khi ván đã đóng thuyền lâu ngày rồi thì chưa chắc đã có cục kẹo dừa  nào mà ăn huống hồ mơ chi có lại được khoảnh khắc vĩnh cửu của tình yêu! Nhớ đấy nhé!

 


Nguyên liệu phần nhân

+ Nhân1

Chocolate trắng 250g, whipping cream 50g, dừa sấy khô 30g, nước dừa lon 100g, hương dừa 1 ít

+ Nhân 2

Chocolate đen 200g, whipping cream 100g, hạt Pitachio 10g

 

Thực hiện

Chưng cách thủy 1kg chocolate đen và 1 kg chocolate trắng (dùng cho cả vỏ lẫn nhân)

*Phần nhân

+Nhân 1

- 50g whipping cream chưng cách thủy, lửa nhỏ, nấu vừa ấm-> trộn với 30g dừa sấy khô, tiếp tục trộn đều trên lửa cho đến khi dừa tỏa ra mùi thơm-> bắt xuống bỏ nước dừa, hương dừa và 250g chocolate trắng-> bỏ tủ lạnh cho hỗn hợp sệt lại

+Nhân 2

- 100g whipping cream chưng cách thủy, lửa nhỏ, nấu vừa ấm -> đổ vào 200g chocolate đen trộn đều trên lửa -> bỏ vào tủ lạnh cho hỗn hợp sệt lại

 

* Đổ chocolate

+ Đổ chocolate vào đầy khuôn-> đổ ra-> dùng cây chà láng làm sạch chocolate trên bề mặt khuôn. Lúc này chocolate sẽ dính 1 lớp mỏng trên khuôn-> đem bỏ vào tủ lạnh cho chocolate đặc lại

+ Tiếp tục lấy khuôn ra đổ chocolate vào đầy khuôn lần 2-> lại  đổ tất cả chocolate ra -> đem bỏ vào tủ lạnh lần 2

+ Khi chocolate đã đặc, ta bơm phần nhân vào. Phần nhân được bỏ vào bao bắt bông kem để dễ dàng cho việc bơm vào. Nhân chocolate đen thì phải bơm vào khuôn đã tráng sẵn chocolate đen. Nhân chocolate trắng thì bơm vào khuôn đã tráng chocolate trắng. Tuy nhiên đối với một số khuôn đặc biệt ta chó thể phối chocolate đen và trắng lẫn nhau. Đối với nhân loại 2 thì ta cho thêm hạt Pitachio (hạt dẻ)vào.

+ Khi bơm nhân vào rồi, ta tiếp tục đổ hết chocolate vào khuôn-> bỏ vào tủ lạnh cho đến khi thấy mặt khuôn hơi tách ra và trong thì ta đập mạnh khuôn xuống mặt bàn để lấy chocolate ra

Ngọn lửa ‘bánh chưng’

Đã là người Việt Nam thì không ai lại không biết bánh chưng- một loại bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống ẩm thực Việt Nam. Hễ đến tết là thấy nhà nhà có vài cặp bánh chưng,  không tự tay làm thì cũng được biếu tặng hay đặt mua ở đâu đó cho hương vị tết thêm đậm đà.

Bánh ăn một mình thì có vẻ hơi ngán nhưng nếu biết kết hợp ăn chung với những món khác như thịt kho tàu, chà bông, tôm khô củ kiệu, khô bò xé sợi, phá lấu hay củ cải mặn thì vô cùng tuyệt hảo. Nước ta có cái dở là ít truyền bá món bánh quê hương này ra thế giới nên cũng ít ai biết đến. Thế mà mới cách đây mấy ngày chỉ với một ngọn lửa văn hóa Việt đã thiêu cháy rụi căn nhà của một gia đình gốc Việt và một nhà bên cạnh tại thành phố Seattle, bang Washington của Mỹ do nấu bánh chưng. Ngay lập tức món bánh này trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ. Tội thì đã rành rành không thể tha thứ nhưng vẫn thấy  thương. Dù ở nơi đất khách quê người nhưng người Việt bao giờ cũng nhớ tới quê nhà, tới văn hóa, tới ẩm thực, tới truyền thống Việt Nam. Thật đáng quí biết bao tấm lòng đó!

Nhà tôi không có thói quen nấu bánh chưng vào dịp tết nhưng cứ mỗi lần đi ngang đầu xóm thấy nồi bánh chưng đen thùi lùi của các cô chú hiên ngang bập bùng giữa phố, mắt tôi không thể rời đi được. Chợt ấm lòng vì may quá cái cảm giác tết truyền thống ấy vẫn còn một chút đọng lại dù không bằng cái thuở xác pháo đỏ hồng khắp đường. Mùi nhang đèn, mùi pháo đặc sệt lưu huỳnh, khói trắng đen nghi ngút lan tỏa, hòa quyện làm không khí tết rất linh thiêng, rất Việt Nam. Thế hệ 8x trở về trước thì dù có già nhưng còn có cái phúc nếm trải được hương vị thực sự của tết truyền thống. Chỉ tội mấy em 9x bây giờ. Làm sao có cơ hội được hít thở cái không khí ấy. Tội quá! Cái tội của các em ấy là không biết mình đã bị ai đó tước đoạt đi cái quyền gì. Văn hóa truyền thống càng ngày càng mai một.

Thôi thì còn giữ được gì thì cố gắng gìn giữ. Trước nhất là phải giữ gìn cái bánh chưng cái đã. Việc này thì cũng đâu có gì mà khó chỉ cần mỗi phường, mỗi quận  tổ chức ra cuộc thi gói bánh chưng hằng năm là bảo đảm các chị, các cô sẽ chạy đua nhau mà học hỏi, thi thố tài năng, vừa vui, xóm giềng gần gũi mà vừa giữ được văn hóa truyền thống nước nhà. Còn gì bằng?

 

 Nguyên liệu

- 1kg nếp ngon, 400g đậu xanh, 500g thịt nạc ba chỉ nhiều nạc

- 100g củ hành tím, 1mcf tiêu, 1mcf tiêu sọ

- Gia vị: đường, ngũ vị hương, nước mắm

- Lá dong, khuôn bánh chưng, dây cột

 

Thực hiện

+ Chuẩn bị

- Nếp vo kỹ với muối, ngâm trong nước có muối( tỉ lệ 1kg nếp: 2muỗng súp muối) từ 6-8h -> đổ ra rổ cho ráo. Trộn 1,5mcf muối + 2/3 chén nước lá riềng (tạo màu xanh và mùi thơm đặc trưng làm cho nếp xanh từ trong ra ngoài).

- Đậu xanh nấu chín tán nhuyễn. Phi vàng một ít hành tím với dầu ăn hoặc mỡ heo -> trôn vào đậu nêm lại cho hơn măn mẳn -> chia phần.

- Thịt ba chỉ cắt khối vuông, ướp gia vị 1mcf muối, 1mcf tiêu xay, 1 mcf tiêu sọ đập dập, ½ mcf ngũ vị hương, ¼ mcf bột đinh hương, 4 mcf nước mắm, 100g hành tím đập dập (không băm) -> đậy kín để ngăn mát 1 ngày.

- Lá dong rửa sạch, trụng nước sôi hoặc phơi là cho héo, gọt bớt song lá, cắt thành miếng có chiều dài bằng 2 lần cạnh khuôn vuông trừ 0,5 cm, lau sạch.

- Dây lạt ngâm nước cho mềm

 

+ Gói bánh

- Lá dong xếp đôi theo chiều sóng, rồi xếp lại làm 4, hạ góc nhọn bên trong cho nằm trên cạnh sóng lá -> tạo thành góc vuông.

- Xếp 4 góc vuông vào khuôn,  lớp ngoài mặt xanh đậm xoay ra ngoài,  lớp trong mặt xanh đậm quay vô trong. Chèn lá thừa vào 4 góc.

- Cho nếp vào 1/3 khuôn, cho ½ phần đậu -> đè dẹp, đặt thịt lên trên mặt nếp, xếp thịt, cho ½ phần đậu còn lại lên trên, cho nếp phủ kín (nhân không được chạm lá) -> đậy 1-2 lớp lá thừa lên trên, xếp các cạnh, giữ chặt mối, rút khuôn, cột dây. Úp 2 mặt chính của 2 bánh lành từngại với nhau tạo thành từng cặp.

- Lót lá thừa vào đáy nồi, xếp bánh vào cho chật nồi, đổ nước lạnh vào ngập mặt bánh, nấu 8 giờ, nước cạn thì châm nước sôi vào.

- Bánh nấu chín vớt ra rửa sạch nhựa. Ngâm nước lạnh 30’- 1 giờ (giúp cho bánh bóng) -> vớt ra, đặt lên mặt phẳng, dùng vật nặng đè lên trên, ép 1 đêm cho bánh ra nước.

Ghi chú:

Nếu nấu nồi áp suất thì nấu 2 tiếng, tắt lửa để 30’ mới mở nắp.

 

 

Powered by WordPress | Designed by: Best SUV | Thanks to Toyota SUV, Ford SUV and Best Truck